Lịch sử hình thành

Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng (tên viết tắt: RIFEE) là tổ chức nghiên cứu độc lập thuộc Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam. Tiền thân của Viện là Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, được thành lập từ năm 1990 để đáp ứng nhu cầu thực hiện các nghiên cứu khoa học và sử dụng các kết quả nghiên cứu trong các giải pháp kinh tế và sinh thái phù hợp với phát triển và quản lý rừng bền vững. Viện được thành lập theo Quyết định số 3132/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn ngày 13/12/2012 trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng và Trung tâm Công nghệ sinh học Lâm nghiệp

GIỚI THIỆU VIỆN NGHIÊN CỨU SINH THÁI VÀ MÔI TRƯỜNG RỪNG

1.           

Giới thiệu sự thành lập RIFEE

Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng (tên viết tắt: RIFEE) là tổ chức nghiên cứu độc lập thuộc Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam. Tiền thân của Viện là Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, được thành lập từ năm 1990 để đáp ứng nhu cầu thực hiện các nghiên cứu khoa học và sử dụng các kết quả nghiên cứu trong các giải pháp kinh tế và sinh thái phù hợp với phát triển và quản lý rừng bền vững. Viện được thành lập theo Quyết định số 3132/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn ngày 13/12/2012 trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng và Trung tâm Công nghệ sinh học Lâm nghiệp. Địa chỉ liên lạc và các thông tin khác về Viện như sau:

Địa chỉ:                   46 Đức Thắng, Từ Liêm, Hà Nội.

Điện thoại: +8424 3838 9434

Fax:          +8424 3838 9434

Email:           viensinhthai@rifee.gov.vn

Website:        rifee.gov.vn

1.1.      

Các nhiệm vụ chính

- Thực hiện các nghiên cứu cơ bản có định hướng và nghiên cứu ứng dụng tổng hợp theo quy định của pháp luật, bao gồm:

a) Khoa học đất, lập địa; phân chia lập địa; phân hạng đất, đánh giá tiềm năng đất lâm nghiệp;

b) Các giải pháp khoa học công nghệ quy hoạch, quản lý và sử dụng bền vững đất lâm nghiệp; biện pháp phòng chống thoái hóa, ô nhiễm và sa mạc hóa đất lâm nghiệp;

c) Sinh lý thực vật rừng;

d) Bảo tồn và phát triển các loài cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế, khoa học, bảo vệ môi trường;

đ) Sinh thái cá thể, quần thể, quần xã thực vật rừng; các đặc trưng cơ bản của các hệ sinh thái rừng và mối quan hệ giữa các nhân tố sinh thái với hệ sinh thái rừng; đa dạng sinh học ở mức độ loài và hệ sinh thái; các giải pháp quản lý bền vững các hệ sinh thái rừng; Sinh thái và môi trường rừng ngập mặn;

e) Môi trường và diễn biến môi trường, phát thải khí nhà kính trong lâm nghiệp, dịch vụ môi trường rừng; tác động của biến đổi khí hậu và giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu trong lâm nghiệp; Thuỷ văn rừng, xói mòn đất và cân bằng nước trong hệ sinh thái rừng;

g) Vi sinh vật, chế phẩm vi sinh, phân bón hữu cơ để tăng năng suất cây rừng, cải tạo đất và công nghệ sinh học môi trường lâm nghiệp.

- Thực hiện dịch vụ, tư vấn khoa học công nghệ theo quy định của pháp luật, gồm:

a) Phân tích, kiểm nghiệm đất, môi trường, thực vật và vi sinh vật thuộc lĩnh vực chuyên môn của Viện;

b) Điều tra xây dựng bản đồ đất, lập địa và lập quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp;

c) Đánh giá tác động môi trường, môi trường chiến lược;

d) Dịch vụ khoa học công nghệ khác thuộc lĩnh vực chuyên môn của Viện.

- Hợp tác quốc tế, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực được giao theo quy định của pháp luật.

1.2.      

Thành tựu nổi bật

a) Lĩnh vực sử dụng bền vững đất lâm nghiệp

Phân hạng đất trồng rừng cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu ở các vùng trọng điểm;

Tiêu chí phân chia lập địa khó khăn phục vụ cho phục hồi rừng ngập mặn; Hướng dẫn kỹ thuật phục hồi rừng ngập mặn ở các vuông tôm bỏ hoang;

Hướng dẫn kỹ thuật xây dựng mô hình quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng; Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng Tràm trên đất bán ngập.

Tuyển chọn được 3 chủng nấm ECM và xây dựng quy trình sản xuất chế phẩm cộng sinh cho cây họ dầu; Bước đầu xây dựng được công nghệ nhân sinh khối AM- in vitro và sản xuất chế phẩm Am ở dạng bột, viên nén và viên gel nấm cộng sinh cho cây lâm nghiệp.

b) Lĩnh vực sinh lý sinh thái và tài nguyên rừng

Các nghiên cứu về đặc điểm sinh lý sinh thái và các hướng dẫn kỹ thuật gây trồng các loài cây như Chò chỉ, Dẻ đỏ, Kháo vàng và Dáng hương...;

Tuyển chọn được 12 cây trội, 3 xuất xứ giống cây Cọc rào có khả năng sinh trưởng tốt, năng suất hạt và hàm lượng dầu cao cho sản xuất dầu diesel sinh học.

Hướng dẫn kỹ thuật gây trồng cây Cọc rào cho sản xuất dầu diesel.

c) Lĩnh vực môi trường lâm nghiệp và biến đổi khí hậu

Lượng giá và định giá rừng và đã xác định giá trị kinh tế và môi trường của rừng phục vụ xây dựng các Nghị định và Thông tư;

Xây dựng tiêu chí phân chia rừng phòng hộ đầu nguồn bị suy thoái nghiêm trọng và đưa ra cơ sở cho việc phân chia mức độ suy thoái của rừng đầu nguồn;

Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến lâm nghịêp; Kiểm kê khí nhà kính trong lâm nghiệp và cung cấp cơ sở cho xây dựng đề án giảm phát thải cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến 2010; Điều tra đánh giá sinh khối, phân vùng sinh thái lâm nghịêp phục vụ cho việc xây dựng chiến lược REDD ở Việt Nam.

 2.            Các ưu tiên nghiên cứu trong giai đoạn 5 năm tới

Sử dụng bền vững tài nguyên đất rừng: bao gồm khoa học đất cơ bản, các nghiên cứu phát triển liên quan đến đánh giá đất đai và lựa chọn cây trồng; các mô hình sử dụng đất hợp lý; các giải pháp phục hồi đất đai, đặc biệt là các loại đất có vấn đề; xây dựng các chế phẩm sinh học phục vụ trồng rừng và nâng cao năng suất rừng trồng.

Sinh lý – sinh thái rừng: gồm các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng trong các lĩnh vực sinh lý cá thể, quần thể; sinh thái rừng; hệ sinh thái rừng; làm cơ sở cho các giải pháp kỹ thuật gây trồng các loài cây có giá trị và phục hồi các hệ sinh thái đặc thù, hệ sinh thái suy thoái.

 

Môi trường lâm nghiệp và biến đổi khí hậu: gồm các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu phát triển về tác động môi trường của các hoạt động phát triển trong lâm nghiệp, cộng đồng hoặc liên quan đến lâm nghiệp (các công trình, xây dựng, chặt phá, canh tác, cháy rừng, rừng trồng cây nhập nội & công nghiệp, cây xâm lăng ngoài ý muốn); tác động của biến đổi khí hậu; phân tích kinh tế môi trường trong biến đổi khí hậu, các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính; chi trả dịch vụ môi trường rừng.

 

Share